fbpx

Hướng dẫn sử dụng Bát Vị Xoang

Đầu tiên, bạn hãy xem video ở trên để hiểu cơ bản cách sử dụng một cách trực quan. Cách dùng chi tiết như sau:

Bước 01: Mở nắp cho tăm bông trực tiếp vào chai, thấm đủ ướt 2 đầu rồi đóng nắp và cất nơi khô ráo (Cần đóng kĩ nắp vì thuốc là dạng rượu rất dễ bay hơi). Sau đó, cho mỗi đầu tăm bông vào từng lỗ mũi để lau đều từ ngoài vào trong.

Lưu ý: Chỉ bôi ở lỗ mũi khoảng 1-2cm là đủ để thuốc thấm vào mạch đi vào xoang, không bôi sâu hơn. Chúng tôi sử dụng cách này vì những ưu điểm sau:

1. Phần niêm mạc phía trong mũi rất nhạy cảm, vì vậy khi dùng thuốc vào sâu ở trong có thể làm niêm mạc mũi khô rát, dùng thời gian dài sẽ làm niêm mạc sung huyết và nghẹt hơn. Điều này thường xảy ra nếu dùng cách nhỏ và xịt, còn bôi ở phía ngoài lỗ mũi sẽ không có những vấn đề này, bạn sẽ chỉ cảm thấy hơi nóng trong xoang mũi sau khi bôi.

Niêm mạc ở trong khoang mũi rất nhạy cảm, vì vậy bạn chỉ nên dùng thuốc ở phía ngoài lỗ mũi.

2. Có thời gian để thuốc thấm và tác dụng được tới xoang. Do xoang thường không thông được với mũi khi viêm nên cần thời gian để thuốc ngấm vào mạch và đi vào niêm mạc. Nếu dùng cách nhỏ/ xịt vào trong mũi, thuốc thường chảy ngay xuống họng nên không có thời gian để thấm. Vì vậy, khi sử dụng Bát Vị Xoang bạn cần nhẹ nhàng bôi vào lỗ mũi trong 30 giây mỗi bên để thuốc có thời gian ngấm, không ngoáy và trà sát mạnh.

Sau khi bôi khoảng vài phút sau sẽ có dịch nhày chảy ra từ xoang. Trường hợp xoang trước dịch chảy ra mũi, xì mũi 3-5 lần. Trường hợp xoang sau, dịch chảy ra họng thì cần rửa mũi và xúc miệng để khạc dịch đờm này ra.

Bước 02: Vệ sinh dịch sót lại bằng cách rửa mũi với nước muối sinh lý 0.9% hoặc nước muối tự pha sau khi bôi thuốc.

Bạn có nhiều cách để rửa mũi, dùng ấm nước, bình nước muối sinh lý, chai nước.... để làm bình rửa mũi của bạn

Thông thường, chúng tôi sẽ hướng dẫn bệnh nhân rửa mũi bằng nước muối sinh lý trong tuần đầu tiên để làm quen. Sau đó, bạn có thể tận dụng vỏ bình nước muối này để làm bình rửa mũi trong các lần sau khi chúng tôi hướng dẫn rửa mũi bằng nước muối tự pha tại nhà.

Thời gian mỗi lần rửa mũi nên trong khoảng từ 03-05 phút/ lần để làm sạch mũi sâu nhất. Với từng loại xoang tương ứng, có 02 cách rửa mũi chính như sau: 

Cách rửa mũi xoang trước: đổ nước muối vào một bên lỗ mũi, bóp bình nước muối để nước chảy vào khoang mũi và chảy ra bên còn lại. Khi rửa để nghiêng đầu một góc 45 độ để nước muối có thể chảy ra lỗ mũi còn lại mà không chảy ra họng hoặc tai. Sau khi rửa xong thì xì dịch còn lại ra ngoài.

Cách rửa mũi xoang sau: đổ nước muối ra gáo, chậu nhỏ hoặc cốc miệng rộng. Sau đó, bạn hít từ từ nước muối này vào khoang mũi và khạc ra ở miệng. Lưu ý chỉ hít nhẹ nhàng, không hít quá mạnh để tránh bị sặc nước.

Cách rửa thứ hai phù hợp với những người có nhiều đờm họng và bị nghẹt mũi sau khi rửa cách đầu tiên. Tốt nhất bạn nên rửa bằng cả 02 cách này, với cách rửa mũi hít nước trước sau đó rửa lại bằng cách rửa đầu tiên để có kết quả tốt nhất.

Trường hợp bạn mắc xoang sau sẽ thấy có đờm chảy xuống họng, hãy khạc hết đờm này ra và xúc miệng lại bằng nước muối. Dịch xoang là dịch viêm có nhiều vi khuẩn nên nếu không xúc miệng sạch bạn có thể thấy rát họng và viêm họng.

Nước muối sinh lý là nước muối 0.9% có bán tại tất cả hiệu thuốc trên toàn quốc

Sau khi đã dùng hết các chai nước muối sinh lý, bạn có thể tự pha nước muối theo công thứ 01 thìa cafe nhỏ muối hạt sạch vào chai nước muối 500ml. Chai nước muối này tốt nhất nên để ở ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ mát khi rửa mũi sẽ giúp niêm mạc ổn định và thoát dịch dễ hơn.

Liều dùng Bát Vị Xoang như thế nào?

Do cơ địa mỗi người khác nhau và độ nhạy cảm khác nhau, để an toàn và hiệu quả nhất, chúng tôi luôn hướng dẫn bệnh nhân dùng liều dùng 03 lần/ ngày vào sáng, chiều và tối trong 01 tuần đầu tiên. Đây là liều dùng để làm quen thuốc, sau đó chúng tôi sẽ liên hệ lại kiểm tra và hướng dẫn bạn tăng liều dùng sao cho phù hợp cơ địa của bạn.

Nếu cơ địa của bạn tốt, như khi bôi thuốc không có rát, khó chịu hay hắt hơi quá 05 phút, liều dùng sẽ là 5 lần/ ngày, chia đều sáng trưa chiều tối. Khoảng 70% người dùng có cơ địa này.

Nếu cơ địa bạn nhạy cảm, như bôi thuốc hắt hơi liên tục, mũi cảm giác nóng và khó chịu thì chỉ cần sử dụng ngày 03 lần là đủ, chia đều sáng chiều và tối.

Một số người có cơ địa hơi "trơ" với thuốc, tức là bôi không có cảm giác gì và thấy dịch chảy ra rất ít, liều dùng vẫn là 05 lần nhưng sẽ bôi với lượng gấp đôi trong mỗi lần dùng, khoảng 02 tăm bông/ lần.

Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn cụ thể của chúng tôi để có hiệu quả tốt nhất

Đây là một số ví dụ khi sử dụng, chúng tôi sẽ nhắn tin và hướng dẫn bạn dùng sao cho hiệu quả nhất. Bạn không nên tự ý sử dụng và điều chỉnh liều dùng vì nếu bôi quá nhiều có thể làm niêm mạc xoang bị khô rát và không lành lại được, nếu bôi quá ít sẽ không có tác dụng. Chế cách dùng khác cũng có kết quả tương tự.

Trong suốt thời gian điều trị cũng có những giai đoạn khác nhau với biểu hiện khác biệt cần điều chỉnh. Thông thường giai đoạn mới sử dụng (3-4 tuần đầu tiên) dịch ra nhiều nhất và triệu chứng không giảm mà còn có thể tăng như nhức và nghẹt, giai đoạn này cần bôi đủ thuốc và rửa mũi vừa phải.

Giai đoạn thứ 02 là giai đoạn dịch mủ bắt đầu giảm dần và đặc hơn, lúc này triệu chứng mới bắt đầu giảm. Đầu tiên là đau nhức, sau đó nghẹt và đờm mới giảm dần, thường sau 01 tháng đầu tiên sử dụng, vì vậy bạn cần kiên trì.

Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn dịch mủ ra rất ít nhưng giảm rất chậm, là giai đoạn niêm mạc xoang hồi phục. Giai đoạn này nhiều bệnh nhân thường xuyên bôi không đủ thuốc theo hướng dẫn vì cảm giác đỡ nhiều, gần như hết triệu chứng. Điều này làm bệnh có nguy cơ khó dứt hẳn và dễ bị lại hơn.

Tốt nhất bạn nên để ý tin nhắn của chúng tôi để có thể kiểm tra tình trạng và hướng dẫn sao cho hiệu quả nhất. Không nên tự ý điều chỉnh hay chế cách sử dụng khác với chỉ dẫn của Bát Vị Xoang.

Cần kiêng gì khi mắc Viêm Xoang?

Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn cần hạn chế rượu bia và thuốc lá. Mặc dù đây là thói quen khó bỏ của rất nhiều người nhưng chúng gây suy yếu niêm mạc xoang, sinh nhiều dịch nhày và thường gây ra viêm xoang mãn tính. Đây cũng là tác nhân gây ra xoang sàng sau và xoang bướm phổ biến nhất.

Rượu bia, thuốc lá thường là nguyên nhân chủ yếu gây xoang sau

Thói quen cần hạn chế kể đến tiếp theo đó là uống nước trong tủ lạnh, hay nước đá để giải nhiệt khi nóng, ngồi máy lạnh nhiều hoặc ra vào phòng có điều hòa liên tục. Nhiệt độ lạnh thường gây mất cân bằng sinh nhiệt cơ thể, nếu xảy ra trong thời gian dài thường làm suy yếu hệ hô hấp nói chung, không chỉ xoang mũi.

Viêm xoang rất nhạy cảm với thời tiết thay đổi, nhất là luồng không khí lạnh, khô. Không nên để mũi đối diện trực tiếp với luồng gió của máy lạnh hoặc máy quạt khi nằm ngủ, hoặc khi ngồi làm việc. Máy lạnh nên để 27-28 độ là phù hợp.

Những trường hợp thay đổi đột ngột từ quá nóng sang quá lạnh hoặc ngược lại đều có thể làm tổn thương niêm mạc mũi xoang. Cần giữ ấm khi đi ngoài trời lạnh, trời mưa, đặc biệt với những ai phải làm việc quá khuya hoặc dậy quá sớm vì đây là những thời điểm dễ bị cảm và chuyển thành viêm mũi xoang.

Nếu bạn làm việc trong môi trường có khói bụi hoặc điều hòa lạnh, lời khuyên của chúng tôi là hãy đeo khẩu trang mọi lúc. Khẩu trang giúp bảo vệ niêm mạc xoang mũi khỏi phần lớn khói độc, bụi trong không khí cũng như giữ ấm xoang mũi của bạn.

Hiện nay nồng độ bụi và ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn đang ở mức báo động, bạn cần tự bảo vệ mình trước những tác nhân ô nhiễm này mới có thể tạo điều kiện để nhanh lành bệnh.

Luôn đeo khẩu trang khi ra đường hoặc làm việc trong máy lạnh

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế và kiêng những tác nhân gây dị ứng, ví dụ như phấn hoa, bụi. Một số người có thể dị ứng với đồ tanh như tôm, cua, cá...Tùy cơ địa từng người mà người bệnh cần kiêng những tác nhân gây dị ứng của mình.

Ăn uống như thế nào tốt cho Xoang?

Về cơ bản bạn chỉ cần ăn uống bình thường, đầy đủ dưỡng chất để cơ thể có thể hồi phục. Hãy ăn uống với tỉ lệ dưỡng chất 40% tinh bột, 40% đạm và 20% chất béo để đảm bảo sức khỏe tốt.

Bạn nên ăn nhiều rau, củ quả và không ăn những loại tinh bột, đường công nghiệp như bánh kẹo, mì gói, dạng tinh bột này thường đi thẳng vào máu, tăng đường huyết và dễ làm đặc dịch nhày trong cơ thể.

Nguyên tắc tiếp theo đó là đảm bảo bữa ăn có đủ ngũ vị đắng - chua - cay - mặn - ngọt, các vị này bạn có thể nêm gia vị thêm hoặc tốt nhất là từ các món ăn tự nhiên. Mỗi vị sẽ giúp dưỡng chất đi đến các khu vực bộ phận khác nhau trên cơ thể.

Riêng với các bệnh về xoang mũi, nên bổ sung thêm các loại gia vị có tính cay như là: gừng, sả, riềng, ớt, tỏi, bạc hà, húng quế, kinh giới, tía tô,...Những chất trong các loại gia vị này giúp dưỡng chất được dẫn về hệ hô hấp, nên hỗ trợ bồi bổ, hồi phục tình trạng xoang, mũi, họng, phổi tốt hơn. Riêng tỏi gừng giúp làm ấm cơ thể, và cũng là chất kháng sinh kháng viêm tự nhiên.

Ngoài ra, cũng nên hạn chế những thức ăn uống đắng, gây kích thích thần kinh như là chè, cà phê. Những loại thực phẩn này thường làm triệu chứng bệnh xoang mũi tăng lên như là gây khó thở, nhức đầu trán hơn hoặc gia tăng nghẹt mũi.

Nên ăn thêm gia vị cay trong bữa ăn để xoang mũi hồi phục tốt hơn

Cuối cùng, bạn nên tập thể thao để có sức đề kháng tăng, khả năng mắc bệnh sẽ giảm và tuổi thọ cải thiện. Nên tập những môn thể thao yêu cầu hệ hô hấp và tuần hoàn hoạt động mạnh như chạy bộ, bóng đá, đạp xe, võ thuật. Nếu bạn tập trong ít nhất 03 tháng các triệu chứng viêm xoang sẽ giảm mạnh.

Viêm xoang không phải không thể xử lý được, bạn nên duy trì những thói quen tốt và loại bỏ những thói quen xấu ở trên để có kết quả tốt nhất

Chúc bạn thành công!

Bát Vị Xoang

Chào bạn, tình trạng của bạn hiện thế nào? Nghẹt mũi, chảy mũi hay đờm họng?

Powered by WpChatPlugins